Các vấn đề bảo mật blockchain có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Hãy học cách kiểm soát rủi ro phù hợp với từng vấn đề.
Blockchain giúp nâng cao tính minh bạch của thông tin dưới dạng giao dịch, giúp giải quyết các vấn đề về niềm tin và thúc đẩy hợp tác cởi mở. Điều này cho phép các công ty hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường quốc tế, cho phép đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh.
Báo cáo thị trường blockchain toàn cầu năm 2021 của Global Newswire thông báo rằng quy mô thị trường công nghệ blockchain toàn cầu dự kiến sẽ đạt 72 tỷ đô la vào năm 2026, tăng với tốc độ tăng trưởng thị trường là 51.8% CAGR trong giai đoạn dự báo. Bên cạnh đó, trong số các thành phần của thị trường blockchain, phân khúc thị trường phần mềm trung gian được dự đoán sẽ ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn dự báo.
Mặc dù công nghệ blockchain mang lại lợi ích to lớn cho nhiều tổ chức, giúp giảm thiểu các rủi ro của các hệ thống bảo mật trước đó, nhưng nó cũng mở ra những lỗ hổng bảo mật mới mà các nhà phát triển phần mềm và những chuyên gia bảo mật phần mềm cần lưu ý.
Dưới đây, chúng tôi liệt kê những vấn đề bảo mật blockchain hàng đầu và những mẹo để giảm thiểu chúng.
1. Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) – Sybil attack
Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán xảy ra khả phổ biến trên internet. Trong một cuộc tấn công DDoS, tin tặc khiến cho node độc hại “đánh cắp” danh tính của các node khác, tạo ra và phát tán nhiều danh tính giả dẫn đến việc quá tải các đường dẫn và phá hủy hệ thống.
DDoS sử dụng nhiều nguồn phát tấn công vào một mục tiêu. Tin tặc có xu hướng thích dùng phương pháp này vì rất khó để lần theo dấu vết tìm đến điểm phát tấn công.
-
Mẹo để ngăn chặn DDoS:
Về mặt lý thuyết, blockchain có khả năng phòng vệ DDoS mạnh mẽ nhờ tính phi tập trung. Mạng blockchain vẫn có thể tiếp tục hoạt động và xác thực giao dịch ngay cả khi một nút không giao tiếp hay ngoại tuyến. Khi các node bị gián đoạn khôi phục, việc đồng bộ hóa dữ liệu từ các node không bị ảnh hưởng vẫn có thể diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, để đề phòng các rắc rối khó lường, bạn có thể:
– Sử dụng các thuật toán đồng thuận khác nhau
– Thường xuyên rà soát hệ thống, bởi DDoS có thể sửa đổi các giao dịch của những khối mới
Việc đề phòng các cuộc tấn DDoS là quan trọng bởi nó có thể kéo theo nhiều vấn đề khác. Khi cuộc tấn công Sybil có quy mô thực sự lớn, những kẻ tấn công kiểm soát phần lớn sức mạnh tính toán hoặc tốc độ hash và gây ra một cuộc tấn công 51%.
2. Cuộc tấn công 51%
Hashrate là một chỉ số quan trọng trong mạng blockchain. Nó đại diện cho sức mạnh tính toán của thành viên trong mạng. Sức mạnh tính toán cần phải được phân phối tương đối đồng đều giữa các node. Nó không được tập trung vào một thực thể riêng lẻ nào cả.
Cuộc tấn công 51% xảy ra khi một thực thể đơn lẻ hoặc một tổ chức thu thập được hơn 50% hashrate và kiểm soát cả hệ thống.
Trong cuộc tấn công 51%, tin tặc có thể thay đổi thứ tự các giao dịch và ngăn những giao dịch được xác nhận. Chúng thậm chí có khả năng đảo ngược các giao dịch đã thực hiện trước đó, điều này có thể dẫn đến mức chi tiêu tăng gấp đôi.
-
Mẹo để ngăn chặn cuộc tấn công 51%:
Trong thực tế, các enterprise blockchain hay blockchain riêng tư không dễ bị tấn công 51%. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần thực hiện các biện pháp bảo mật nội bộ, phân quyền truy cập để tránh các tác nhận phá hoại không mong muốn.
3. Các cuộc tấn công lừa đảo
Trong một cuộc tấn công lừa đảo, mục đích của tin tặc là lấy được thông tin đăng nhập của người dùng. Chúng có thể gửi email trông có vẻ đáng tin cậy và hợp pháp đến chủ sở hữu khóa ví. Các email này yêu cầu người dùng cung cấp thông tin đăng nhập thông qua một siêu liên kết đính kèm.
Số lượng các cuộc tấn công lừa đảo này ngày càng tăng lên trong các mạng blockchain, tạo ra vấn đề nhức nhối cho các doanh nghiệp.
Các cuộc tấn công lừa đảo thường nhắm vào cá nhân, nhân viên công ty. Vì vậy, các biện pháp ngăn chặn tấn công kiểu này cần hướng tới giáo dục cá nhân và giải pháp diện rộng.
-
Mẹo để ngăn chặn các cuộc tấn công lừa đảo:
– Bảo mật thiết bị: Cài đặt các phần mềm phát hiện link độc hại; phần mềm diệt virus đáng tin cậy.
– Bảo mật trình duyệt: Cài đặt tiện ích bổ sung (đã được chứng nhận) để cảnh báo về web không an toàn.
– Thường xuyên cập nhật các thủ đoạn đánh lừa thông tin đăng nhập, không phản hồi các đường link lạ
– Xác nhận lại với đối tác khi nhận được email liên quan vấn đề yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập.
4. Các cuộc tấn công định tuyến
Một mạng lưới/ứng dụng blockchain hoạt động dựa trên việc truyền tải một khối lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian thực. Tin tặc có thể lợi dụng đặc tính ẩn danh của tài khoản để đánh chắn dữ liệu trong quá trình truyền tải dữ liệu tới các nhà cung cấp dịch vụ internet.
Mối đe dọa này thường khó nhận ra bởi việc truyền dữ liệu và các hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Điểm nguy hiểm là các cuộc tấn công này thường sẽ làm rò rỉ dữ liệu bí mật mà các thành viên không hề biết.
-
Mẹo để tránh các cuộc tấn công định tuyến
– Mã hóa dữ liệu
– Thay đổi mật khẩu thường xuyên; mật khẩu có độ mạnh cao
– Phân quyền tài khoản nhân viên
– Giáo dục nhân viên về các rủi ro bảo mật thông tin
5. Rủi ro từ điểm cuối của mạng blockchain
Điểm cuối của mạng blockchain là nơi con người tương tác với blockchain – trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động,… Tin tặc có thể quan sát thói quen của người dùng, tấn công vào các thiết bị để đánh cắp khóa của người dùng.
-
Mẹo để tránh rủi ro từ điểm cuối của mạng blockchain:
– Không lưu khóa blockchain dưới các dạng tệp văn bản của máy tính
– Cài đặt phần mềm chống virus cho thiết bị điện tử
– Thường xuyên rà soát hệ thống, giám sát thời gian, địa điểm và thiết bị truy cập.
Kết luận
Nhìn chung, việc đảm bảo giải pháp blockchain hoạt động một cách an toàn và bảo mật đòi hỏi sự kết hợp của phần mềm, chiến lược, sản phẩm tự động và người điều hành có kỹ năng để giám sát toàn bộ hệ thống của chuỗi tấn công. Các CTO của dự án cần chú ý:
– Về thiết kế ứng dụng blockchain: Xác định mô hình phân quyền trong tổ chức; xác định loại dữ liệu lưu trên blockchain; Thiết kế yêu cầu danh tính và quy định liên quan; Xác định logic giải quyết các xung đột trong chuỗi; Thiết kế giải pháp khôi phực dữ liệu.
– Về cơ sở hạ tầng: Đảm bảo cơ sở hạ tầng/dịch vụ đang sử dụng uy tín và có độ bảo mật cao
– Về rủi ro quản trị và kinh doanh: Xác định những điểm mà blockchain sẽ thay đổi mô hình kinh doanh hiện tại đến yếu tố tài chính, các yêu cầu tuân thủ, danh tính và quản lý truy cập.
Ngoài ra, các nhà quản trị dự án cũng cần liên tục cập nhật các thay đổi về quy định và pháp lý, sự đổi mới của công nghệ để kịp thời đưa ra phương án xử lý thích hợp.
Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư luôn là vấn đề trọng tâm của các giải pháp blockchain cho doanh nghiệp của akaChain. Điều quan trọng là phải phát hiện các mối đe dọa trước khi chúng xảy ra. Hãy liên hệ với chúng tôi để hiểu rõ hơn về các vấn đề bảo mật của blockchain và những phương pháp thiết kế giải pháp blockchain an toàn.
Về akaChain
akaChain được hỗ trợ bởi FPT Software, nhà cung cấp dịch vụ CNTT và công nghệ hàng đầu thế giới. akaChain là một nền tảng blockchain đa chuỗi end-to-end, được cấp phép dựa trên Hyperledger Fabric. Kể từ khi được thành lập vào tháng 9 năm 2018, sản phẩm của akaChain đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các công ty trong danh sách Fortune 500 trong quá trình chuyển đổi với công nghệ sổ cái phân tán. Công ty cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ dựa trên blockchain trong nhiều lĩnh vực, bao gồm bán lẻ, chuỗi cung ứng, ngân hàng và tài chính, bảo hiểm, quản lý trung tâm mua sắm, v.v. để chuyển đổi với công nghệ sổ cái phân tán của mình. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập https://blog.akachain.io/.
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về akaChain tại:
Website: https://akachain.io
SĐT: +84 90 1133883
Email: admin@akachain.io
Địa chỉ Hà Nội: Tòa FPT Tower, Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội