Enterprise blockchain là gì? Nó thực sự hoạt động hay chỉ là một trò lừa bịp? Nếu “Có” thì nó ảnh hưởng như thế nào đối với chiến lược phát triển doanh nghiệp?
Gần đây, enterprise blockchain được coi là một công nghệ mang tính biến đổi đối với việc kinh doanh trong kỷ nguyên số. Nhưng sự hoài nghi vẫn xuất hiện khi nhắc tới cụm từ enterprise blockchain. Vậy enterprise blockchain là gì? Nó có thực sự hoạt động không? Và nếu có bất kỳ kịch bản cho tương lai được thiết lập cho công nghệ này? Hãy lần lượt tìm hiểu từng câu hỏi này.
Enterprise blockchain là gì?
Hơn 10 năm sau khi Satoshi Nakamoto lần đầu tiên giới thiệu blockchain, khi ai đó nhắc đến blockchain, có hai cách để hình dung nó. Cách đầu tiên là “blockchain đồng nghĩa với bitcoin” hoặc bất kỳ loại tiền điện tử nào đó. Cách thứ hai là enterprise blockchain – công nghệ sổ cái phân tán có thể được sử dụng để thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của một doanh nghiệp. Vậy tại sao các chuyên gia về blockchain lại chia thành hai ý kiến khác nhau?
Khi Bitcoin lần đầu tiên xuất hiện, công nghệ đằng sau nó – blockchain – cũng được đề cập cùng nhau và nó trở nên phổ biến đến mức hầu hết mọi người gán blockchain với Bitcoin. Nhưng sau đó, nhiều chuyên gia công nghệ nhận ra rằng họ có thể sử dụng blockchain và áp dụng nó vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày, mang tới khái niệm enterprise blockchain – blockchain cho doanh nghiệp.
Bản thân blockchain là một công nghệ. Một blockchain là một sổ cái phân tán, lưu trữ các khối dữ liệu tuyến tính trong các vị trí phi tập trung, cho phép loại bỏ một cơ quan trung ương hoặc các bên trung gian. Dữ liệu trong mỗi khối là bất biến và được xác minh bằng chữ ký mã hóa gọi là hàm băm. Enterprise blockchain đề cập đến việc sử dụng blockchain như một công nghệ nền tảng để xây dựng, triển khai các giải pháp phi tập trung cho các doanh nghiệp với tính bất biến, bảo mật, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc.
Đâu là sự thật về enterprise blockchain? Trò lừa bịp hay chìa khóa cho sự phát triển trong tương lai?
Có rất nhiều quan niệm sai lầm về blockchain, đặc biệt là “blockchain không cần sự tin tưởng”. Trái ngược với niềm tin phổ biến rằng “không tin tưởng” có nghĩa là không cần tin tưởng, sức mạnh của blockchain chính là phân cấp niềm tin, chứ không phải loại bỏ nó. Điều này cho phép mọi người kiểm soát và có quyền quyết định họ muốn làm gì với dữ liệu của riêng họ.
Blockchain được cho là có thể giải quyết bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào xuất hiện, điều này gợi sự nghi ngờ và tức giận từ công chúng trong khi công nghệ này vẫn còn đang trong giai đoạn non nớt. Mặc dù sự thật là blockchain có sức mạnh to lớn khi giải quyết nhiều vấn đề kinh doanh, nhưng nó vẫn có những hạn chế nhất định và nó không phải là thuốc chữa bách bệnh cho mọi vấn đề mà các doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt.
May mắn thay, nhiều nền tảng enterprise blockchain đang liên tục khai thác những lợi thế của blockchain. Những tên tuổi lớn hiện bao gồm IBM, AWS, Microsoft Azure; và các nền tảng blockchain cho doanh nghiệp mới nổi bao gồm akaChain, r3 Corda, Stellar, Quorum, v.v. Tập trung phát triển xoay quanh tiềm năng cốt lõi của blockchain, mỗi nền tảng đều có thế mạnh của riêng mình, tập trung giải quyết các vấn đề khác nhau của các doanh nghiệp trong các ngành.
Mặc dù chỉ với một số trường hợp sử dụng thành công, blockchain cho doanh nghiệp vẫn chứng tỏ rằng nó đang thực sự hoạt động hiệu quả.
Các giải pháp enterprise blockchain hiện nay. Đâu là lĩnh vực nó hoạt động hiệu quả?
Với đặc điểm của một cơ sở dữ liệu phân tán, hoạt động theo cơ chế dấu thời gian (timestamp) và tuyến tính, blockchain đang dần giải quyết một số vấn đề hóc búa trong nhiều lĩnh vực công nghệ số:
- Chương trình khách hàng thân thiết trong Tiếp thị và Bán lẻ: Tỷ lệ giữ chân khách hàng và tỷ lệ mua lại thấp có thể là hệ quả của các chương trình khách hàng thân thiết và đổi thưởng đầy cồng kềnh, khi mà khách hàng gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát quá nhiều loại điểm thưởng hay tìm ra phần thưởng trao đổi phù hợp. Bằng cách kết nối các chương trình khách hàng thân thiết khác nhau, các chương trình khách hàng thân thiết sử dụng blockchain giúp các công ty đem tới khách hàng sự linh hoạt hơn khi lựa chọn và quyết định cách sử dụng điểm của họ. Nâng cao hiệu quả chương trình khách hàng thân thiết với blockchain là một cách tốt để cắt giảm chi phí, tăng tính bảo mật, hướng tới nâng cao lòng trung thành của khách hàng và tăng sự tương tác qua lại, từ đó mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
- Tài chính và Ngân hàng: Anirban Bose, Giám đốc Dịch vụ Tài chính và Ngân hàng Toàn cầu đã nói rằng: “Blockchain là một chìa khóa thay đổi cuộc chơi trong ngành và không có công ty dịch vụ tài chính nào có thể phớt lờ nó.” Sử dụng blockchain cho phép các ngân hàng xử lý quy trình thanh toán nhanh hơn và chính xác hơn, đồng thời giảm chi phí xử lý giao dịch hay một số yêu cầu ngoại lệ. Giao dịch tự động không chỉ nhanh hơn mà còn ít bị lỗi thủ công.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Sự tin tưởng vào các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng khi sử dụng blockchain sẽ được quyết định bởi công nghệ mật mã thay vì các văn bản luật. Vấn đề là blockchain không ép buộc nhưng khuyến khích người dùng trở nên trung thực nhờ vào tính bất biến của nó. Một khi người dùng làm giả dữ liệu đầu vào, họ không sẽ có đường quay trở lại. Một khi vi phạm bị phát hiện, và họ không thể thay đổi bất kỳ thông tin dữ liệu nào, họ sẽ mất tất cả: danh tiếng, niềm tin, công việc kinh doanh của họ và đối mặt với các án phạt xứng đáng. Blockchain cũng giúp giảm bớt lượng công việc giấy tờ trong các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, giúp giảm chi phí và đẩy nhanh quá trình xử lý.
- Bảo hiểm: Với blockchain, gian lận và lạm dụng không còn là rắc rối lớn đối với các công ty bảo hiểm nhờ có quy trình tự động của hợp đồng thông minh (smart contract). Bên cạnh đó, dữ liệu được cấu trúc hiệu quả hơn để đo lường các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm, từ đó các công ty bảo hiểm có thể xem xét việc cung cấp dịch vụ phù hợp hơn tới khách hàng.
- Nhân sự: Công nghệ blockchain mang đến cho các nhà quản lý cơ hội tìm kiếm những ứng viên tiềm năng hơn với lịch sử làm việc rõ ràng hơn với lượng thời gian và công sức ít hơn. Ngoài ra, công ty cũng có thể được sử dụng như một cách để tặng thưởng cho nhân viên công ty bằng cách kết hợp blockchain với các chương trình khách hàng thân thiết trong hệ sinh thái.
Dự báo cho tương lai của enterprise blockchain
Nhìn chung, enterprise blockchain vẫn chỉ mới ở giai đoạn đầu và còn rất nhiều việc cần làm để đưa công nghệ này đi vào hoạt động trong các khía cạnh lớn hơn của thế giới kinh doanh.
Theo một dự báo gần đây về việc triển khai nền tảng blockchain cho doanh nghiệp của Gartner, “Vào năm 2025, giá trị kinh doanh tăng thêm từ các ứng dụng quanh blockchain sẽ tăng lên hơn 176 tỷ USD, sau đó tăng vọt lên 3,1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Adrian Lee, giám đốc nghiên cứu cao cấp tại Gartner cho biết “Các nhà quản lý sản phẩm cần chuẩn bị cho sự phát triển nhanh chóng, sự lỗi thời của công nghệ hiện tại, bối cảnh cạnh tranh thay đổi, việc hợp nhất các dịch vụ trong tương lai và sự thất bại tiềm tàng của các công nghệ/chức năng giai đoạn đầu trong thị trường nền tảng blockchain.
Sau nhiều năm quan sát và nghiên cứu thị trường và thông qua các giải pháp blockchain chúng tôi đã phát triển, các ý kiến từ khách hàng của mình, akaChain vinh dự khẳng định rằng blockchain cho doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing, tài chính và ngân hàng và chuỗi cung ứng.
Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về akaChain tại:
Website: https://akachain.io
SĐT: +84 962 516 915
Email: admin@akachain.io
Địa chỉ: Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà FPT Twin Towers, 265 Cầu Giấy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.